Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Liên Xô và chiến tranh Việt Nam

Trong chương đtầu tiên với tiêu đề:"Đêm trước" của cuộc chiến-tác giả gửi đến người đọc một thông điệp về một cuộc chiến đã có thể không có vì"Chiến tranh giống như một tấn thảm kịch,có đoạn mở của nó.Nhưng thật bất hạnh là ít người có thể nhận ra được điều đó trước khi quá muộn.Mặt khác,ai biết được có bao nhiêu cuộc chiến tranh có thể đã dược tránh không xẩy ra."
Cho đến đầu 1964,tình hình ỏ ĐNA và những xung đột ỏ Đông Dương mà sau này sẽ gây ra những tác động và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia và các mối quan hệ quốc tế trong suốt các thập niên 50,60 và 70 của TKXX,đã dược các nhà phân tích, các chính trị gia cảnh báo,nhưng người ta trong dó có các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn hy vọng có thể tránh được thảm họa sẽ xẩy ra
Tài liệu cho biết 1964 N S.Khrushchev,TBT TW ĐCS Liên Xô.kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã gửi một bức thư cho các nguyên thủ quốc gia với mục đich"Thu hút sự quan tâm tới một trong những vấn đề (theo cách đặt vấn đề của chúng tôi)rất quan trọng cho sự nghiệp củng cố hòa binh" đó là vấn đề tranh chấp lãnh thổ của một số quốc gia cùng các biện pháp giải quyết vấn đềnày.Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề theo quan điểm của NS.Khrushchev là bằng hòa bình"Để giải quyết được vấn đề này thì việc tránh sử dụng bạo lực,cho phép người dân ở những nước đó giải quyết những yêu cầu về thống nhất đất nước một cách hòa bình là cần thiết.Tất cả các quốc gia khác phải khuyến khich cách làm này"
Tuy nhiên Matxcơva cũng đã biết đường lối của VN để giải quyêt vấn đề thống nhất đất nước là con đường bạo lực vũ trang,nhưng dường như những diễn biến như vậy ở khu vực này chưa phải là môi quan ngại chủ yếu của LX trong thời điểm này.Cho đến trước 1964 LX chỉ giữ vai trò là quan sat viên nhằm vào mục đích thực hiện chiến lược cùng tồn tại hòa bình với phương Tây.Quan ngại chủ yếu của LX tập trung vào sự phát triển và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
LX nhận thức được rằng vào đầu những năm 60 ảnh hưởng của TQ đối với VN rất mạnh mẽ
cho nên các chính sách của LX chỉ giới hạn ở sự ủng hộ về tinh thần.
Tuy nhiên quan điểm trên đã hoàn toàn thay đổi sau sự kiện đoàn đại biểu Đảng Lao động
VN do Lê Duẩn dẫn đầu tơi Matxcơva 31/1/1964.Mục đích của chuyến đi đã được tiết lộ
vào tháng 3/1964 từ một bức điện của Ban bí thư TW ĐCS Liên Xô gửi Đại sứ quán LX ở
Paris,nội dung chi tiết các cuộc trao đổi thảo luận cho thấy,VN kêu gọi sự ủng hộ,giúp
đỡ từ phía LX cho những quyết định từ Hội nghị TW lần thứ 9 Đảng Lao đông VN 12/1963.
Một bài phát biểu 73 trang đã được chuẩn bị để giải thich quan điểm của VN về những vấn đề có sự khác nhau trong nhận thức giữa LX và VN như "chiến tranh và hòa bình, phong trào GPDT, sự thống nhất trong phong trào CS và Công nhân quốc tế".
Kiên trì theo đuổi đường lối đấu tranh vũ trang đòi hỏi phải tập trung toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần,trong đó sự ủng hộ và giúp đỡ của LX và TQ đóng vai trò quan trọng.
Quan điểm và thái độ của LX đối với vấn đề này là một muc tiêu của chuyến đi mà VN cần
phải biết.Tuy nhiên qua các cuộc thảo luận,LX cũng nhận thấy các quan điểm của VN chịu
ảnh hưởng rất nặng từ phía TQ.
Qua các trao đổi từ hai phía,lập trường của LX về những vấn đề như cùng tồn tại hòa bình,sự giúp đỡ đối với Ấn Độ trong xung đột Trung-Ấn,việc từ chối giúp đỡ TQ chế tạo vũ khí hạt nhân hay thái độ đối với phong trào đấu tranh GPDT,cũng đã nhận được sự phê bình thẳng thắn từ phía VN,từ đó lãnh đạo LX cho rằng"Các nhà lãnh đạo VN thực sự đã loại bỏ cơ hội theo đuổi chính sách cùng tồn tại hòa bình"..."Các nhà lãnh đạo VN tin rằng,chính phong trào đấu tranh GPDT(chứ không phải hệ thống XHCN)đóng vai vutrò tiên phong trong tiến trinh cách mạng thế giới" như vậy"coi nhẹ tầm quan trọng của hesự giúp đỡ mà LX và ôcác nước XHCN khác" NS.Khrushchev cũng cho VN hiểu rằng nếu VN không thay đổi lập trường thì sẽ cũng không có một triển vọng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước.Tuy nhiên dù không tán thành các quan điểm của VN,phía LX vẫn hy vọng và chờ đợivào triển vọng của sự hợp tác"Cùng với việc đó,cách cư xử của các đại biểu VN,cách thức trình bầy các vấn đề của họ làm cho ta có thể kết luận rằng ĐCS LX và các Đảng anh em khác có thể duy trì và phát triển các mối liên hệ với Đảng Lao động VN trong khi vẫn kiên trì giải thích cho họ về đường hướng chung của Phong trào Cộng sản thế giới,đó là đồng ý với các ý kiến tại các Hội nghị Quốc tế 1957,1960 và nêu lên mối hiểm họa của tình hình chia rẽ bè phái hiện tại của TQ và những người ủng hộ bè phái này"
Có thể nhận thấy trong giai đoạn này sự ủng hộ của LX đối với VN có giới hạn trong lĩnh
vực tuyên truyền,trong khi VN để đạt tới các mục tiêu của mình lại rất cần sự giúp đỡ
về vật chất,nếu LX hy vọng VN từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang bằng việc từ chối giúp
đỡ về vật chất thì có thể nói,họ đã không thành công.eTrong khi đó TQ động viên VN tiến
hành một cuộc chiến trường kỳ.Đầu năm 1956 Mao đã nói với lãnh đạo VN "Không thể giải quyết vấn đề chia cắt đất nước trong chốc lát.Nó cần một thời gian dài...nếu 10 năm không đủ,chúng ta phải sẵn sàng đợi đến 100 năm"
Tuy nhiên khi sự kiện vịnh Bắc bộ bùng nổ vào đầu tháng 8/1964 thái độ của LX ít nhiều
đã thay đổi.Ngày 5/8/1964 TASS trong mộto bản tin có liên quanh đến sự kiện này đã cảnh báo Mỹ về những hậu quả có thể xẩy ra đó là những xung đột quân sự với quy mô lớn.Cùng ngày NS.Khrushchev đã gửi thư tới Tổng thống Mỹ Lindon Johnson,trước hết khẳing định LX không dính líu tới những gì đã xẩy ra ở vịnh Bắc Bộ,đồng thời chỉ trích việc Mỹ dùng vũ lực chống lại VNDCCH cũng như những hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình quốc tế,lãnh đạo LX thuyết phục Tổng thống Mỹ thể hiện sự kiềm chế đối với những diễn biến ở DD.
"Nếu có xuất hiện một mối đe dọa cho hòa bình,tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng chúng
ta không phải đợi những lời yêu cầu và thỉnh cầu từ bất kỳ ai,mà chúng ta phảưi hành động nhằm loại bỏ mối đe dọa đó không một chút do dự" Cũng từ đây đã có một sự cải thiện đáng kể trong quan hệ Việt-Xô,tuy nhiên ở thời điểm này hình ảnh của LX dường như còn đang rất mờ nhạt bên cạnh sự gia tăng ảnh hưởng từ phía TQ đối với VN,chỉ trong quý 3 năm 1964 đã có 32 chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa VN và TQ,trong khi VN và LX chỉ có 3,vai trò của cố vấn quân sự LX ở VN chỉ mang tính tượng trưng,tháng 11/1964 Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đã nói với Tùy viên quân sự LX về "những quan điểm riêng" trong chiến lược và chiến thuật vì thế sẽ không cần cố vấn quân sự LX ở VN,trong khi đó đáng chú ý là hợp tác quân sự giữa TQ và VN đã có một bước phát triển quan trọng.
Năm 1960 TQ đã ký với VN một bản Hiệp định đề cập tới phương hướng chung cho sự hợp tác quân sự,trong đó có những điều khoản chế tài đối với giúp đỡ từ một nước thứ ba.
Tài liệu còn cho biết đã có một đề nghị từ Đặng Tiểu Bình về việc viện trợ một tỷ nhân dân tệ,để Hà Nội từ chối nhân sự giúp đỡ của LX.Tháng 12/1964 Lâm Bưu-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng TQ đã tới Hà Nội để ký kết một hiệp định về quân sự,bao gồm các điều khoản cho việc triển khai ba trăm ngàn quân TQ với năm sư đoàn bộ binh,năm sư đoàn phòng không ở Bắc VN.
Ngày 15/11/1964 đã có sự thay đổi ở cấp cao nhât trong Ban lãnh đạo LX,Leonid I.Brezhnev đã thay thế N.Khrushchev, điều đó đồng nghĩa với những thay đổi quan trọng trong chính sách của LX đối với VN.
Sau sự kiện vịnh Bắc bộ,đứng trước khả năng xung đột về quân sự giữa VN và Mỹ có nguy cơ lan rộng,cách chính sách của LX đòi hỏi phải điều hòa giữa những lợi ích đia-chính trị và vai trò đầu tầu trong khối CS.Nếu chiến tranh bùng nổ,Hà Nội sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của LX như một nghĩa vụ quốc tế,bên cạnh đó việc thực hiện nghĩa vụ này cũng tạo ra một triển vọng củng cố và tăng cường vị thế của LX ở Đông Nam Á,hơn thế nữa VN còn được coi như một bước đi ban đầu cho sự thâm nhập chính trị vào khu vực chiến lược quan trọng này, cũng từ đây LX hy vọng Thái Lan, Malaixia, Philippin từ chỗ ủng hộ Mỹ chuyển sang trung lập. Giúp đỡ và bảo vệ VN đồng thời cũng là một
đảm bảo củng cố niềm tin của khối Đông Âu về với vai trò của LX trong cuộc đối đầu với phương
Tây.